Mỗi dịp Tết đến xuân về thì những cành mai được trang trí trong gia đình là điều không thể thiếu đối với con người Việt Nam. Hoa mai là loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ được nhiều người chơi hoa ưa chuộng. Hãy cùng tìm hiểu về loài hoa mai ở Việt Nam nhé
Hoa mai là cây cảnh quen thuộc được nhiều gia đình dùng để trang trí trong nhà vào ngày Tết nhằm đem lại không khí vui tươi, rực rỡ. Hãy cùng Shop hoa tươi Tp. HCM tìm hiểu về loài hoa này nhé
Nguồn gốc và đặc điểm của hoa mai
Cây mai thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerima còn được gọi là cây hoàng mai, rất được ưa thích vào ngày Tết Cổ Truyền ở miền Nam Việt Nam.Hoa mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cách đây đã hơn 3000 năm, cây mai đã có mặt trên đất nước Trung Quốc. Người Trung Quốc vốn nặng tình với mai từ lâu lắm và xem Mai, Tùng, Cúc thuộc nhóm “Tuế tàn tam hữu”.
Người Trung Quốc rất yêu hoa mai vì thế hoa mai được xem là quốc hoa của Đất nước Trung quốc, cũng giống như hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản.
Hoa mai có 4 loại chính:
Bạch mai: Sắc trắng như tuyết
Hồng mai: Sắc hồng như máu
Thanh mai: Sắc vàng tươi hay vàng đậm
Mặc mai: Màu đen hay tím đen
Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam. Cây mai sinh trưởng và phát triển mạnh, có tuổi thọ cao và nếu được chăm sóc chu đáo sẽ cho hoa nhiều và có màu sắc đẹp. Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 – tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Qúy là nở hoa quanh năm.
Có thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn. Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ
Ý nghĩa của hoa mai
Hoa mai rất được người dân Miền Nam ưa chuộng. Mỗi dịp Tết đến, nếu như miền Bắc có hoa đào thì Miền nam lại có những cành mai để trang trí.
ý nghĩa hoa mai vàng ngày tết từ lâu đã tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.
Những đoá mai vàng nợ rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.
Tìm hiểu thêm Cách chọn phân bón cho mai vàng sau tết giúp cây mai nhanh phục hồi
Công dụng của hoa mai trong đời sống
Hoa mai không những là loài hoa đẹp và ý nghĩa được dùng để trang trí mà trong đời sống nó còn mang đến rất nhiều công dụng
Theo dược học cổ truyền, hoa mai thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt…
Theo nghiên cứu hiện đại thì hoa mai có tác dụng bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lị, trực khuẩn thưởng hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao…
Theo dược học cổ truyền thì hoa mai có vị hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt…
Xem thêm Cách kích thích mai vàng ra hoa sớm? Những cách trồng mai vàng
Những loại hoa mai phổ biến ở Việt Nam
Dưới đây là những loại hoa mai phổ biến được nhiều người Việt Nam chơi Tết trong số hàng chục loài có mặt ở Việt Nam
Hoàng mai( Hoa mai vàng) phân bổ nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Mai vàng có từ 5 đến 9 cánh, chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng 12 âm lịch
Mai tứ quý: Mai tứ quý là loài cây đặc biệt nhất về sự chuyển sắc màu của đài hoa và hạt sau khi hoa tàn. Hoa nở lần đầu có 5 cánh màu vàng, các cánh hoa rơi rụng rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, úp lại ôm lấy nhụy
Mai rừng: Là một loài mai rừng nhưng mai núi có khoảng 12 đến 18 cánh. Mai thường mọc trên núi đá khô khốc, sống chủ yếu bằng hơi sương và nước mưa. Mai núi thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên
Mai động: Loài mai thường mọc ở những vùng cát trắng, gần biển gọi là mai động. Mai động có thân suôn thẳng, tròn, hoa trổ chi chít. Chúng phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh
Mai giảo: Mai giảo là một loại mai nhân tạo có nhiều cánh được ghép từ cánh của nhiều cây mai khác trên cùng một cây mai
Mai Cà Ná: Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển cà ná, ninh thuận. Mai cà ná có thân nhỏ, cánh giòn, lá hình bầu dục
Mai thơm: Hay còn gọi là mai hương, mai ngự. Là loại mai vàng 5 cánh có mùi hương đặc trưng. Loài mai này xuất hiện nhiều ở Huế và Bến Tre
Mai chùm gửi: Có đặc điểm sống như trên thân cây loài khác. Thân cây ghồ ghề, xù xì, hoa trổ dày từng chùm từng chùm đặc nghẹt.
Mai chiếu thủy: Có lá hình trái xoan, thuôn, hình dải. Hoa màu trắng, mùi thơm, có 5 cánh.
Có độ cao từ 6-9m, lá rộng tròn. Hoa nở đầu xuân, có 5 cánh và gồm hai sắc: trắng và hồng. Đài hoa màu đỏ tía hoặc xanh sẫm